logo1234567

  HOT LINE
0989.546.803

7P trong Marketing là gì? Ứng dụng mô hình 7P Marketing Mix

Những ai học ngành Marketing đều sẽ biết đến mô hình 4P và những giá trị của nó mang lại. Trong thời đại nền kinh tế hướng đến khách hàng thì sự mở rộng của mô hình 4P marketing thành mô hình 7p marketing cũng là một điều tất yếu. Để vận dụng tốt các mô hình này trong kinh doanh chúng ta phải hiểu rõ về 7P trong marketing là gì?

Marketing Mix là gì? 7P trong Marketing là gì?

Marketing Mix hay còn gọi là Marketing hỗn hợp được biết đến lần đầu tiên trong cuốn sách “Basic Marketing” bởi nhà kinh tế học E.Jerome McCarthy vào năm 1960. Nó được xem là một công cụ hữu ích giúp cho các doanh nghiệp, nhà tiếp thị xây dựng, điều chỉnh các hoạt động, chiến thuật để quảng bá thương hiệu hoặc sản phẩm của mình trên thị trường. Mô hình 4P trong Marketing ban đầu được xem là Marketing hỗn hợp điển hình bao gồm 4 yếu tố: Price, Product, Promotion và Place. 

Vào những năm cuối của thập niên 70, các nhà tiếp thị đã thừa nhận rộng rãi rằng Marketing Mix nên được cập nhật. Điều này  đã dẫn đến sự ra đời của Marketing Mix mở rộng (7P trong Marketing) vào năm 1981 bởi Booms & Bitner. Booms & Bitner đã thêm 3 yếu tố mới vào mô hình 4P, bao gồm: People, Process, Physical Evidence

7p_trong_marketing_luanvan123
Mô hình 7P trong Marketing

Các yếu tố trong Marketing mix 7P

1.Product (Sản phẩm)

Sản phẩm là nhân tố đầu tiên quyết định thành công của doanh nghiệp. Sản phẩm được là ra để đáp ứng cho một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể. Sản phẩm có thể hiện diện ở dạng hữu hình hoặc vô hình tùy theo loại hình kinh doanh.

Để khai thác tốt thị trường, doanh nghiệp cần thường xuyên nghiên cứu thị trường để có một cái nhìn cụ thể đánh giá vòng đời của sản phẩm từ đó có những cải tiến hoặc biến đổi phù hợp bắt kịp với nhịp đập của thị trường.

san_pham_trong_7p_marketing_luanvan123Yếu tố sản phẩm (product) trong mô hình 7P Marketing mix

2. Price (Giá cả)

Giá là số tiền người tiêu dùng phải trả cho sản phẩm, dịch vụ họ sử dụng. Giá cả phản ánh giá trị mà sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng. Khách hàng vô cùng nhạy cảm với giá, nó quyết định đến lợi nhuận và sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường. Giá cả là một thành phần quan trọng trong bộ chính sách 7P Marketing Mix của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thường sử dụng một trong ba chiến dịch định giá sau:

  • Giá thâm nhập thị trường
  • Giá cạnh tranh với đối thủ
  • Giá hớt váng

3. Place (Phân phối)

Để sản phẩm đến được tay người tiêu dùng, cần yêu cầu lựa chọn những địa điểm phân phối, kênh phân phối tiếp cận được với lượng lớn khách hàng mục tiêu, tăng hiệu suất bán hàng của doanh nghiệp. Để quyết định được kênh phân phối, địa điểm phân phối phù hợp doanh nghiệp cần thực hiện khảo sát thị trường để có những quyết định phù hợp. Doanh nghiệp có thể sử dụng các chiến lược:

  • Chiến lược phân phối đại trà: Bao phủ thị trường nhiều nhất có thể
  • Chiến lược phân phối chọn lọc: Lựa chọn mở một số trung gian để mở một số cửa hàng nhất định
  • Chiến lược phân phối độc quyền: Chỉ cung cấp quyền cho một số đơn vị bán sản phẩm, cam kết không bán sản phẩm của các đối thủ.

4. Promotion (Chiêu thị)

chieu_thi_trong_7p_marketingYếu tố chiêu thị

Chiêu thị là các cách thức tiếp cận khách hàng bằng các công cụ, phương tiện để khách hàng biết đến sản phẩm của công ty. Hình thức này giúp doanh nghiệp gia tăng độ nhận diện của khách hàng. Các hình thức khuyến mãi, quảng cáo kích thích nhu cầu mua hàng, tạo nên ham muốn muốn được sở hữu sản phẩm của khách hàng.

Các cách thức tiếp cận đến khách hàng thường dùng là:

  • Quảng cáo, khuyến mãi
  • Marketing truyền miệng
  • Quan hệ công chúng
  • Tổ chức bán hàng trực tiếp,....

5. Process (Quy trình)

Quy trình phân phối rất quan trọng vì nó là hệ thống giúp doanh nghiệp mang sản phẩm, dịch vụ đến với tay người tiêu dùng như là quy trình thanh toán, quy trình phân phối. Để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng, cần có sự nhất quán, đồng bộ ở tất cả các địa điểm phân phối. Các công ty cần tập trung đầu tư nghiên cứu để có được một quy trình tối ưu vừa giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, vừa giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí. Khách hàng sẽ mất đi thiện cảm với doanh nghiệp và sản phẩm nếu phải mất quá nhiều thời gian để chờ đợi hoặc tốn quá nhiều công sức để mua được hàng, Nếu xe nhẹ yếu tố này sẽ tạo điều kiện để đối thủ cạnh lấy lòng người tiêu dùng, chiếm lĩnh thị trường. Ngược lại, thực hiện tốt quy trình này sẽ giảm thiểu được những sai sót, rủi ro đảm bảo tính đồng nhất mang lại thiện cảm từ khách hàng.

quy_trinh_trong_marketing_7pQuy trình phân phối trong Marketing mix

6. People (Con người)

Yếu tố con người bao gồm cả khách hàng mục tiêu, những người đang trực tiếp sử dụng các dịch vụ của doanh nghiệp và cả những nhân viên, đang tham gia vào quá trình sản xuất, cung cấp mang sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Đối với khách hàng: Làm hài lòng khách hàng là tôn chỉ nang của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể cùng khách hàng thiết kế tạo ra sản phẩm tốt nhất bằng việc thường xuyên khảo sát, lấy ý kiến khách hàng để chỉnh sửa, thay đổi những điều khách hàng thực sự chưa hài lòng mang lại những trải nghiệm tốt nhất, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Đối với nhân viên là những người cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Cần lựa chọn những nhân viên thực sự yêu thích, đam mê với công việc. Nhân viên nếu thực sự thấy được lợi ích của sản phẩm mang lại, tin tưởng vào sản phẩm và dịch vụ họ đang cung cấp họ sẽ cố gắng hết mình vì doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

7. Physical evidence (Điều kiện vật chất)

Trong Marketing, điều kiện vật chất là một yếu tố cần phải nhắc đến, đó là không gian tiếp xúc, gặp gỡ giữa người cung ứng dịch vụ và khách hàng. Là nơi khách hàng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Khai thác tốt yếu tố này mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mới lạ  và tạo nên sự ấn tượng của khách hàng.

Nó có thể là không gian, nội thất hay thái độ phục vụ của nhân viên. Đây là yếu tố giúp doanh nghiệp cạnh tranh với đối thủ, để lại cho khách hàng dấu ấn riêng, và ấn tượng đặc biệt.

7p_trong_marketing
Tóm tắt các yếu tố của mô hình 7P trong Marketing

Ứng dụng mô hình 7P trong Marketing dịch vụ

Các công ty thường sử dụng 7P trong Marketing Mix kết hợp với phân tích SWOT để đặt mục tiêu, tiến hành phân tích để đánh giá doanh nghiệp và đưa ra các chiến lược cạnh tranh phù hợp.

Chúng ta có thể đánh giá doanh nghiệp thông qua việc trả lời những câu hỏi sau:

  • Sản phẩm: Bằng cách nào để phát triển sản phẩm, dịch vụ của mình một cách tốt nhất.
  • Giá cả: Có thể cải tiến hoặc thay đổi mô hình định giá của công ty để mang đến giá cả cạnh tranh bằng cách nào?
  • Phân phối: Các cách thức phân phối mới cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm của công ty là gì?
  • Quảng bá: Làm thế nào để có thêm hoặc thay thế sự kết hợp các kênh truyền thông?
  • Quy trình: Làm thế nào để cải thiện quy trình bán hàng?
  • Con người: Nhân viên còn thiếu những kỹ năng gì? Khách hàng có thực sự hài lòng sản phẩm của công ty hay chưa?
  • Điều kiện vật chất: Làm thế nào để mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng?

ung_dung_mo_hinh_7p_trong_marketingỨng dụng của Marketing mix 7Ps

Các chiến lược 7P trong Marketing thường được sử dụng

Người kinh doanh thường sử dụng các chiến lược về sản phẩm, chiến lược về giá, chiến lược phân phối, chiến lược quảng bá để cạnh tranh trên thị trường. 

Yếu tố đầu tiên để đảm bảo khách hàng tin dùng sản phẩm, dịch vụ của công ty chính là chất lượng sản phẩm. Ngoài ra sản phẩm còn cung cấp cho người dùng những giá trị khác như giá trị thương hiệu, thay đổi, cập nhật cái mới, bắt kịp với xu hướng tiêu dùng của khách hàng.

Chiến lược phân phối cũng là một trong những kênh đánh mạnh của doanh nghiệp: Sử dụng độ phú rộng để bao quát thị trường hay sử dụng các kênh phân phối hợp lý cạnh tranh thu hút khách hàng.

Ở đây chúng ta tập trung tìm hiểu hai chiến lược về giá và chiến lược chiêu thị. Đây được xem là chiến lược phổ biến thường hay được dùng bởi các doanh nghiệp.

Chiến lược về giá

Chiến lược về giá là điểm nhấn trong xây dựng Marketing Mix

Bên cạnh việc định giá làm sao cho hợp lý, doanh nghiệp còn phải tìm một chiến lược giá để phù hợp với từng thời điểm và giai đoạn khác nhau:

Chiến lược giá thâm nhập thị trường

Là chiến lược doanh nghiệp bán sản phẩm với giá thấp hơn giá của sản phẩm hoặc thị trường nhằm thu hút sự quan tâm của người mua. Chiến lược này thường phù hợp với các công ty mới tung ra sản phẩm mới, nhằm thu hút một lượng quan tâm lớn của khách hàng, nên thường các công ty sẽ không quan tâm đến lợi nhuận trong giai đoạn đầu. sau khi đã khẳng định được giá trị của sản phẩm trên thị trường, các công ty thường tăng giá bán sản phẩm để phản ánh tốt hơn và khẳng định vị thế trên thị trường.

Chiến lược giá hớt váng

Chiến dịch dịch giúp doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu. Chiến dịch dựa trên tâm lý chuộng đồ mới của một lượng khách hàng tiên phong thích thay đổi trước khi hạ giá xuống để thu hút sự quan tâm của lượng khách hàng đến khi bằng với giá của thị trường hoặc khi sản phẩm của đối thủ cạnh tranh xuất hiện. Chiến lược này giúp doanh nghiệp khai thác tối đa từng bậc của khách hàng từ đó tối ưu hóa doanh thu.

Chiến lược giá khuyến mãi

Giá khuyến mãi thường là hình thức khá phổ biến hiện nay. Nó tồn tại ở nhiều dạng như voucher, rút thăm trúng thưởng, mua một tặng một,... Chính những phương thức này giúp kích thích quá trình mua hàng của khách hàng. Nhằm thúc đẩy hành động mua hàng, các doanh nghiệp thường giới hạn thời gian khuyến mãi, tạo tâm lý nóng vội, quyết định mua ngay của khách hàng.

Chiến lược giá đánh vào tâm lý khách hàng

Các doanh nghiệp đánh vào tâm lý người tiêu dùng ví dụ các công ty thường để giá sản phẩm ở mức 990 nghìn đồng thay vì 1 triệu đồng. Người tiêu dùng có xu hướng chú ý đến con số đầu hơn là những số cuối. với chiến lược này các doanh nghiệp thúc đẩy quyết định mua hàng, tiếp cận khách hàng ở khía cạnh cảm nhận hơn là hợp lý với người tiêu dùng, tạo cảm giác họ đang mua hàng  ở một mức giá thấp.

Chiến lược chiêu thị

Chiến lược chiêu thị là công cụ để cạnh tranh thu hút khách hàng hàng của doanh nghiệp. Ngoài ra mục đích của chiêu thị còn gây dựng hình ảnh chi doanh nghiệp. chúng ta sẽ đi sâu phân tích hai hình thức chiêu thị phổ biến nhất:

Quan hệ công chúng

Quan hệ công chúng là hình thức doanh nghiệp xây dựng một hình ảnh tốt đẹp đến cộng đồng và xã hội. Thông qua các hình thức tài trợ cho các hoàn cảnh khó khăn, đóng góp khi nhà nước cần sẽ mang lại một hình ảnh thân thiện đến với khách hàng. Một hình thức khác để xây dựng danh tiếng doanh nghiệp là thường xuyên xuất hiện trên các mặt báo, các câu chuyện, sự kiện, nhận các giải thưởng liên quan đến lĩnh vực đang hoạt động hoặc tài trợ cho các chương trình giải trí có lượt xem cao. Chiến lược này nhằm tăng độ nhận diện, độ phủ của doanh nghiệp cho khách hàng và nhận được cái nhìn thiện cảm của khách hàng đối với doanh nghiệp. Đây là phương pháp nhằm đánh vào mặt tâm lý và tình cảm của khách hàng từ đó dễ dàng chấp nhận và sử dụng những sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Quảng cáo

Quảng cáo được hiểu là cách thức sử dụng không gian và thời gian để truyền tin về sản phẩm, công ty hay thị trường. Quảng cáo là cách thức kích thích, thúc đẩy nhu cầu của khách hàng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ. Các doanh nghiệp thường sử dụng những người nổi tiếng như nghệ sĩ, thần tượng, KOL để giới thiệu, quảng bá cho sản phẩm của mình. Những người nổi tiếng này đã có một lượng lớn người biết đến và tin tưởng, nên khi họ trở thành gương mặt đại diện cho doanh nghiệp sẽ đem có được niềm tin từ khách hàng.

7P trong Marketing đóng một vai trò rất lớn trong hoạt động của doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Để đạt được hiệu quả cao cần phối hợp nhuần nhuyễn các công cụ theo từng điều kiện và hoàn cảnh khác nhau. Hy vọng bài viết về mô hình Marketing 7P giải quyết được những thắc mắc mà các bạn đang gặp phải.

Tài liệu tham khảo:

Bitner, M. J. and Booms, H. (1981). Marketing Strategies and Organization: Structure for Service Firms. In Donnelly, J. H. and George, W. R. (Eds). Marketing of Services, Conference Proceedings. Chicago, IL. American Marketing Association. p. 47- 52.

McCarthy, E. J. (1964). Basic Marketing. Richard D. Irwin. Homewood, IL.

Đánh giá

Mời bạn để lại bình luận hoặc câu hỏi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

  Θ Tiếp nhận thông tin

  Θ Gửi báo giá luận văn

  Θ Tiến hành viết bài

  Θ Chỉnh sửa theo yêu cầu

  Θ Hoàn thiện đề tài

Bạn có thể quan tâm
  • Cơ Sở Lý Luận Về Cạnh Tranh Không Lành Mạnh

    Bên cạnh các hoạt động cạnh tranh lành mạnh, tôn trọng lẫn nhau vẫn tồn tại không ít doanh nghiệp có xu hướng cạnh tranh không lành mạnh gây ảnh hưởng xấu đến đối thủ, đôi khi là đối với người tiêu dùng. Vậy cạnh tranh không lành mạnh là gì?
  • Quản lý nhà nước là gì? Đặc điểm của quản lý nhà nước

    Cùng với sự xuất hiện của Nhà nước, khái niệm quản lý nhà nước cũng đã được hình thành. Hoạt động quản lý nhà nước bao gồm hoạt động lập pháp của cơ quan lập pháp, hoạt động hành pháp của Chính phủ và hoạt động tư pháp của cơ quan tư pháp.
  • Vốn FDI là gì? Thực trạng và các giải pháp thu hút vốn FDI vào Việt Nam

    Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là gì? Đặc điểm, vài trò của FDI đối với các quốc gia và Việt Nam nói riêng như thế nào? Thực trạng và các giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ được đề cập trong bài viết này!
  • Hướng dẫn cách viết sáng kiến kinh nghiệm & Một số lưu ý

    Sáng kiến kinh nghiệm là gì? Làm thế nào để viết sáng kiến kinh nghiệm hay và những yêu cầu (nội dung, hình thức) đối với một bài sáng kiến kinh nghiệm là gì? Tất cả sẽ được đề cập trong bài viết này. Tham khảo ngay
  • Đa cộng tuyến: Định nghĩa, nguyên nhân và cách khắc phục

    Đa cộng tuyến là một hiện tượng thường gặp trong thống kê, và đôi khi có ảnh hưởng đến kết quả của thống kê. Vậy đa cộng tuyến là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục nó như thế nào? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
  • Cronbach Alpha là gì? Cách chạy Cronbach Alpha trong SPSS

    Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach's Alpha là một bước quan trọng trong phân tích định lượng. Thế những liệu bạn đã hiểu tường tận về bản chất, khái niệm, mục đích và cách chạy Cronbach Alpha trong SPSS như thế nào chưa? Nếu vẫn chưa, đừng bỏ lỡ bài viết này!

TRUNG TÂM TƯ VẤN HỌC THUẬT & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN - LUẬN VĂN 123

Điện thoại: 0989 546 803 | Email: hotrohocvien123@gmail.com

Trụ sở chính: Tòa nhà Centec Tower, 72 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh 

Chi nhánh Đà Nẵng: Tòa Nhà Petrolimex, 122 Đường 2/9, Phường Bình Thuận, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng

Chi nhánh Hà Nội: Center Building - Hapulico Conplex, 85 Vũ Trọng Phụng, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

 
DMCA.com Protection Status