logo1234567

  HOT LINE
0989.546.803

Cấu trúc chuẩn cho bài Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học

Phương pháp nghiên cứu khoa học là một môn học đại cương bắt buộc đối với hầu hết sinh viên đại học, cao đẳng. Đây là một môn học đặt nền móng giúp sinh viên có những kiến thức căn bản về phương pháp nghiên cứu để từ đó phát triển tư duy, sự sáng tạo từ những kiến thức đã được học góp phần vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Và tất nhiên, sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên cần hoàn thành một “nghiên cứu đầu đời” mang tên tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học. Trong bài viết này, Luận Văn 123 sẽ hướng dẫn đến bạn cách viết tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học đạt kết quả cao nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

tieu_luan_phuong_phap_nghien_cuu_khoa_hoc_luanvan123_1
Hướng dẫn viết tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học

Tìm hiểu về tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học

Phương pháp nghiên cứu khoa học là gì?

Phương pháp nghiên cứu khoa học là tổng hợp các phương pháp, công cụ nhằm hỗ trợ con người trong việc thu thập thông tin, số liệu… trong quá trình nghiên cứu khoa học của mình. 

Hiện tại, Luận Văn 123 đang cung cấp dịch vụ hỗ trợ & viết thuê tiểu luận cam kết chất lượng - uy tín. Nếu như bạn đang gặp vấn đề với bài tiểu luận phương pháp nghiên cứucủa mình, đừng ngân ngại, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và giúp đỡ nhé!

Các phương pháp nghiên cứu khoa học

Một đề tài, dự án, đề án, luận văn, tiểu luận nghiên cứu khoa học được hoàn thành dựa trên sự kết hợp của nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau. Trong đó, các phương pháp nghiên cứu khoa học thường được chia làm hai loại chính đó là phương pháp nghiên cứu lý thuyết và phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Cụ thể:

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu lý thuyết là việc bạn dựa vào các thông tin và số liệu tại các tài liệu có sẵn để đưa ra kết luận trình bày trong bài nghiên cứu khoa học của mình. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết gồm:

  • Phương pháp phân tích – tổng hợp lý thuyết
  • Phương pháp giả thuyết
  • Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
  • Phương pháp lịch sử
  • Phương pháp mô hình hóa

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Nghiên cứu thực tiễn là việc bạn thực hành về vấn đề mình nghiên cứu trong thực tiễn, từ đó giúp bạn hiểu được rõ bản chất của vấn đề. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm:

  • Phương pháp điều tra
  • Phương pháp quan sát khoa học
  • Phương pháp thực nghiệm khoa học
  • Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
  • Phương pháp khảo sát
  • Phương pháp chuyên gia
  • Phương pháp phân tích – tổng kết kinh nghiệm

tieu_luan_phuong_phap_nghien_cuu_khoa_hoc_luanvan123
Các phương pháp nghiên cứu khoa học

(Nguồn: https://www.alzheimer-europe.org/Research/Understanding-dementia-research/Types-of-research/Research-methods)

Hướng dẫn viết tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học

Là một người chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc viết tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học, bạn có thể trình bày bài tiểu luận của mình theo bố cục sau đây nhé.

Phần mở đầu

Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Khi lựa chọn bất kỳ một đề tài nghiên cứu nào, bạn luôn phải đảm bảo rằng đề tài đó có ý nghĩa về mặt lý luận cũng như ý nghĩa về mặt thực tiễn. Đồng thời trả lời được câu hỏi “Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu là gì?”. Chỉ khi bạn xác định được rõ vấn đề này thì người đọc mới thấy rõ được tầm quan trọng của đề tài và có hứng thú với đề tài của bạn.

Mục đích của đề tài nghiên cứu

Mục đích của đề tài nghiên cứu bao gồm: mục đích chung và mục đích cụ thể.

Việc nêu rõ mục đích của đề tài nghiên cứu giúp người đọc hiểu được những nội dung cơ bản của phương pháp nghiên cứu.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu bao gồm:

Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu được thực hiện ở đâu?

Phạm vi thời gian: đề tài nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian nào?

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu bạn sử dụng có thể là phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp điều tra khảo sát, phương pháp chuyên gia….

Phần nội dung chính của tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học

Chương 1: Các khái niệm và kiến thức liên quan đến đề tài nghiên cứu

Trong phần này, bạn trình bày cụ thể, rõ ràng những khái niệm và kiến thức liên quan đến đề tài mà mình nghiên cứu. Những thông tin này bạn có thể dễ dàng tìm được thông qua các sách báo, giáo trình hoặc trên mạng internet… Bạn cũng nên lưu ý không nên trình bày phần này quá dài dòng, lan man, tránh trường hợp phần lý thuyết thì quá dài mà quên mất rằng phần thực trạng và giải pháp mới là phần quan trọng nhất của bài tiểu luận nhé.

Chương 2: Thực trạng về vấn đề cần nghiên cứu

Đối với phần này, bạn sử dụng các phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập số liệu, phân tích và tổng hợp các thông tin để nêu rõ thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu là gì nhé. Bạn hãy như rằng thực trạng của vấn đề bao gồm cả mặt tích cực và những hạn chế yếu kém đấy. Đối với những hạn chế, yếu kém, bạn hãy phân tích nó để từ đó tìm ra nguyên nhân. Nguyên nhân ở đây bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, bạn hãy cố gắng phân tích thật đầy đủ nhé.

Chương 3: Giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém của vấn đề nghiên cứu

Sau khi đã đánh giá được vấn đề và tìm ra những nguyên nhân của những hạn chế yếu kém, từ những kiến thức và hiểu biết của bản thân cũng như tham khảo ý kiến chuyên gia, bạn đưa ra các giải pháp thật hợp lý cho vấn đề mà mình đang nghiên cứu nhé. Nếu nguyên nhân có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan thì giải pháp cũng bao gồm giải pháp vi mô và giải pháp vĩ mô đấy nhé.

Phần kết luận và kiến nghị

Trong phần kết luận và kiến nghị này, bạn hãy tóm tắt lại những nội dung chính của bài tiểu luận, đưa ra ý kiến của bản thân và giải pháp áp dụng vào thực tiễn của đề tài nghiên cứu.

Danh mục tài liệu tham khảo

Đây là một phần không thể thiếu trong bài tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học cũng như bất kỳ văn bản học thuật nào đâu nhé. Qua việc bạn liệt kê danh mục tài liệu tham khảo, bạn thể hiện sự tôn trọng của mình đối với các tác giả, tác phẩm mà bạn sử dụng trong bài tiểu luận. Bên cạnh đó, người đọc cũng sẽ đánh giá được mức độ nghiêm túc của bạn trong việc thực hiện đề tài và chứng minh rằng bài luận văn của bạn không “đạo nhái”.

Nếu bạn chưa biết cách cách ghi tài liệu tham khảo đúng cách, XEM TẠI ĐÂY

Danh mục từ viết tắt

Chúng tôi khuyên bạn không nên sử dụng quá nhiều từ viết tắt trong bài tiểu luận của mình. Tuy nhiên, nếu đó là những từ viết tắt chuyên môn bạn sử dụng thì bạn cũng nên liệt kê nó thật cẩn thận, tránh trường hợp người đọc không hiểu rõ ý nghĩa của từ đó nhé.

Phụ lục (nếu có)

Trong trường hợp, bạn làm điều tra, khảo sát… hoặc có những tài liệu liên quan trực tiếp đến đề tài, bạn hãy bổ sung nó vào phần phụ lục của đề tài nhé.

Trên đây, chúng tôi đã hướng dẫn bạn viết bài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học. Hy vọng rằng, những thông tin trong bài viết sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho bạn trong quá trình viết tiểu luận của mình. Chúc bạn thành công và có kết quả cao!

Đánh giá

Mời bạn để lại bình luận hoặc câu hỏi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

  Θ Tiếp nhận thông tin

  Θ Gửi báo giá luận văn

  Θ Tiến hành viết bài

  Θ Chỉnh sửa theo yêu cầu

  Θ Hoàn thiện đề tài

Bạn có thể quan tâm
  • Cơ Sở Lý Luận Về Cạnh Tranh Không Lành Mạnh

    Bên cạnh các hoạt động cạnh tranh lành mạnh, tôn trọng lẫn nhau vẫn tồn tại không ít doanh nghiệp có xu hướng cạnh tranh không lành mạnh gây ảnh hưởng xấu đến đối thủ, đôi khi là đối với người tiêu dùng. Vậy cạnh tranh không lành mạnh là gì?
  • Quản lý nhà nước là gì? Đặc điểm của quản lý nhà nước

    Cùng với sự xuất hiện của Nhà nước, khái niệm quản lý nhà nước cũng đã được hình thành. Hoạt động quản lý nhà nước bao gồm hoạt động lập pháp của cơ quan lập pháp, hoạt động hành pháp của Chính phủ và hoạt động tư pháp của cơ quan tư pháp.
  • Vốn FDI là gì? Thực trạng và các giải pháp thu hút vốn FDI vào Việt Nam

    Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là gì? Đặc điểm, vài trò của FDI đối với các quốc gia và Việt Nam nói riêng như thế nào? Thực trạng và các giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ được đề cập trong bài viết này!
  • Hướng dẫn cách viết sáng kiến kinh nghiệm & Một số lưu ý

    Sáng kiến kinh nghiệm là gì? Làm thế nào để viết sáng kiến kinh nghiệm hay và những yêu cầu (nội dung, hình thức) đối với một bài sáng kiến kinh nghiệm là gì? Tất cả sẽ được đề cập trong bài viết này. Tham khảo ngay
  • Đa cộng tuyến: Định nghĩa, nguyên nhân và cách khắc phục

    Đa cộng tuyến là một hiện tượng thường gặp trong thống kê, và đôi khi có ảnh hưởng đến kết quả của thống kê. Vậy đa cộng tuyến là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục nó như thế nào? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
  • Cronbach Alpha là gì? Cách chạy Cronbach Alpha trong SPSS

    Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach's Alpha là một bước quan trọng trong phân tích định lượng. Thế những liệu bạn đã hiểu tường tận về bản chất, khái niệm, mục đích và cách chạy Cronbach Alpha trong SPSS như thế nào chưa? Nếu vẫn chưa, đừng bỏ lỡ bài viết này!

TRUNG TÂM TƯ VẤN HỌC THUẬT & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN - LUẬN VĂN 123

Điện thoại: 0989 546 803 | Email: hotrohocvien123@gmail.com

Trụ sở chính: Tòa nhà Centec Tower, 72 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh 

Chi nhánh Đà Nẵng: Tòa Nhà Petrolimex, 122 Đường 2/9, Phường Bình Thuận, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng

Chi nhánh Hà Nội: Center Building - Hapulico Conplex, 85 Vũ Trọng Phụng, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

 
DMCA.com Protection Status