logo1234567

  HOT LINE
0989.546.803

Cronbach Alpha là gì? Cách chạy Cronbach Alpha trong SPSS

Phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha (Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha) thường được sử dụng để đánh giá được mức độ tin cậy cũng như các giá trị của một thang đo, đánh giá xem các biến có cùng đo lường 1 giá trị hay không để từ đó cho phép chúng ta bỏ đi những biến không phù hợp. Hiện nay có khá nhiều khái niệm về độ tin cậy với thang đo Cronbach Alpha. Vậy, để hiểu rõ hơn khái niệm Cronbach Alpha là gì? Cách chạy Cronbach Alpha trong SPSS như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé! 

Khái niệm độ tin cậy Cronbach Alpha là gì?

Độ tin cậy Cronbach Alpha là một thang đo giúp cho chúng ta xác định được các biến quan sát cho một nhân tố có phù hợp hay không, ngoài ra, nó còn chỉ ra được những biến nào đóng góp trong việc đo lường khái niệm về nhân tố đó và biến nào không. 

cronbachs_alpha_la_gi_luanvan123
Cronbach's Alpha là gì?

Sở dĩ chúng ta cần kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha bởi vì trong quá trình chúng ta nghiên cứu định lượng thì các nhân tố lớn sẽ rất khó để đo lường và cần phải sử dụng những thang đo mang tính phức tạp hơn bằng cách sử dụng nhiều câu hỏi khảo sát để có thể hiểu được bản chất của một yếu tố. Vì vậy, khi cần đo lường một nhân tố nào đó thì chúng ta chia nhỏ các biến của nó ra để được đo lường dễ dàng và chính xác hơn rồi từ đó chỉ ra được bản chất của một nhân tố.

Kết quả của Cronbach Alpha đối với nhân tố tốt sẽ chỉ ra rằng biến mà chúng ta liệt kê có một thang đo tốt. Nói một cách dễ hiểu, kiểm định Cronbach alpha có chức năng loại bỏ các “biến rác” trước khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA

Tiêu chuẩn trong kiểm định độ tin cậy Cronbach's Alpha

tieu_chuan_trong_kiem_dinh_cronbach_alphaTiểu chuẩn trong kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha

  • Hệ số Cronbach Alpha có giá trị lớn hơn hoặc bằng 0,9 thể hiện thang đo lường rất tốt
  • Hệ số Cronbach Alpha có giá trị từ 0,8 đến 0,9 thể hiện thang đo lường sử dụng tốt
  • Hệ số Cronbach Alpha có giá trị từ 0,7 đến 0,8 thì thang đo này chấp nhận được
  • Hệ số Cronbach Alpha có giá trị từ 0,6 đến 0,7 thì thang đo này cần xem lại
  • Hệ số Cronbach Alpha có giá trị nhỏ hơn 0,5 thì thang đo này không chấp nhận được

Nhìn chung, giá trị Cronbach Alpha càng lớn, thang đo càng có giá trị. Tuy nhiên, hệ số Cronbach Alpha > 0.7 thì thang đo có thể được chấp nhận. Ngoài ra, vẫn có một số tác giả lại đề xuất giá trị cao hơn từ 0,9 - 0,95.

Các bạn cần lưu ý với cột Cronbach’s Alpha If Item Deleted, cột này sẽ thể hiện hệ số của Cronbach Alpha nếu như các bạn tiến hành loại đi biến đang xem xét. Nếu thấy giá trị Cronbach’s Alpha If Item Deleted lớn hơn hệ số của Cronbach Alpha bạn xem xét kỹ có nên loại biến này hay không. Bởi khi biến này bị loại đi thang đo sẽ tăng độ tin cậy lên.

Cách chạy Cronbach Alpha trong SPSS

Ví dụ: Một nhà nghiên cứu thực hiện đề tài nghiên cứu về mức độ an toàn của công nhân khi làm việc tại một xí nghiệp. Trong đó, nhà nghiên cứu lập ra một bảng câu hỏi trong đó có 9 câu hỏi ( Qu1, Qu2, Qu3... Q9) để đo lương mức độ an toàn. Mỗi câu hỏi được thiết kế dựa trên thang đo thang đo Likert với 5 cấp độ từ "rất không đồng ý" đến "rất đồng ý". Để xác định liệu các câu hỏi trong bảng câu hỏi này có đo lường một cách đáng tin cậy cùng một biến tiềm ẩn hay không, nhà nghiên cứu đã thực hiện một kiểm định Cronbach's alpha đối với cỡ mẫu là 15 công nhân. Các bước chạy Cronbach Alpha trong SPSS được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Khởi động phần mềm SPSS, trên tab menu, nhấp vào Analyze, chọn Scale và chọn Reliability Analysis

cach_chay_cronbachs_alpha_trong_spss_luanvan123

  • Bước 2: Hộp thoại Reliability Analysis mở ra, ta sẽ chuyển các biến từ Qu1 đến Qu9 vào hộp Items bằng cách kéo thả các biến hoặc sử dụng nút mũi tên

cach_chay_cronbachs_alpha_trong_spss_1_luanvan123

  • Bước 3: Nhấp vào Statistics, hộp thoại Reliability Analysis: Statistics sẽ được mở ra (như hình minh họa)

cach_chay_cronbachs_alpha_trong_spss_2_luanvan123

  • Bước 4: Chọn Items, ScaleScale If Item Deleted trong mục Descriptives for và Correlations trong mục Inter-Item

cach_chay_cronbachs_alpha_trong_spss_3_luanvan123

  • Bước 5: Click vào continue và chọn OK để Output kết quả

Ở phần tiếp theo, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách đọc kết quả phân tích độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha.

Có thể bạn quan tâm:

Dịch vụ hỗ trợ SPSS trọn gói & từng phần

Đọc kết quả phân tích Cronbach’s Alpha trong SPSS

Trong phần kết quả Output, SPSS Statistics tạo ra nhiều bảng khác nhau. Trong đó, ta cần quan tâm nhất đến 2 bảng là Reliability Statistics và Item-Total Statistics.

  • Bảng Reliability Statistics

ket_qua_phan_tich_cronbach_alpha_luanvan123

Trong bảng Reliability Statistics, ta có thể thấy Cronbach's alpha = 0,805 => Thang đo được chấp nhận

  • Bảng Item-Total Statistics

ket_qua_phan_tich_cronbach_alpha_1_luanvan123

Trong bảng Item-Total Statistics, giá trị mà chúng ta cần quan tâm đến là "Cronbach's Alpha if Item Deleted" ở cột cuối cùng của bảng. 

Đơn giản nhất, chúng ta có thể hiểu cột này biểu thị giá trị Cronbach’s Alpha mới của thang đo sau khi đã loại bỏ biến quan sát tương ứng đó đi. Quan sát trên bảng, ta thấy rằng biến quan sát Qu8 có giá trị Cronbach’s Alpha If Item Deleted lớn hơn hệ số của Cronbach Alpha => Cân nhắc xem có nên xóa biến Qu8 không.

Lưu ý trong khi thực hiện phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha là gì?

  • Nếu hệ số Cronbach Alpha đã đạt tiêu chuẩn thì việc xuất hiện biến Cronbach Alpha If Item Deleted lớn hơn 0.3 và Cronbach Alpha thì không nhất thiết phải loại biến này
  • Nếu hệ số Cronbach Alpha chưa đạt tiêu chuẩn thì việc xuất hiện biến Cronbach Alpha If Item Deleted lớn hơn 0.3 và Cronbach Alpha thì chúng ta nên loại biến này đi
  • Nếu hệ số Cronbach Alpha chưa đạt tiêu chuẩn và chúng ta đã loại các biến có Cronbach alpha If Item Deleted lớn hơn Cronbach Alpha nhưng thang đo vẫn hiển thị là không đủ tiêu chuẩn thì chúng ta cần loại bỏ cả thang đo này, vì thang đo không đủ độ tin cậy để thực hiện nghiên cứu
  • Nếu sự chênh lệch giữa Cronbach Alpha của nhóm so với Cronbach alpha If Item Deleted từ 0.3 trở lên thì chúng ta nên loại cả biến quan sát đó để làm tăng lên độ tin cậy 

Trên đây là một số thông tin để làm rõ khái niệm Cronbach Alpha là gì? Cách chạy & đọc kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha trong SPSS. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình học tập và làm việc. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề liên quan đến luận văn đại học, cao học nhé.

Đánh giá

Mời bạn để lại bình luận hoặc câu hỏi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

  Θ Tiếp nhận thông tin

  Θ Gửi báo giá luận văn

  Θ Tiến hành viết bài

  Θ Chỉnh sửa theo yêu cầu

  Θ Hoàn thiện đề tài

Bạn có thể quan tâm

TRUNG TÂM TƯ VẤN HỌC THUẬT & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN - LUẬN VĂN 123

Điện thoại: 0989 546 803 | Email: hotrohocvien123@gmail.com

Trụ sở chính: Tòa nhà Centec Tower, 72 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh 

Chi nhánh Đà Nẵng: Tòa Nhà Petrolimex, 122 Đường 2/9, Phường Bình Thuận, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng

Chi nhánh Hà Nội: Center Building - Hapulico Conplex, 85 Vũ Trọng Phụng, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

 
DMCA.com Protection Status