Hiện nay, ma trận SWOT trở thành một công cụ hỗ trợ hiệu quả, mang tính thực tiễn cao trong việc giúp doanh nghiệp định hướng và lập các kế hoạch kinh doanh cũng như là cơ sở giúp doanh nghiệp đề ra các chiến lược phát triển trong tương lai. Ứng dụng tốt mô hình này sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu về mở rộng thị trường, tăng thị phần, tăng khả năng cạnh tranh và phát triển trong điều kiện mới. Vậy ma trận SWOT là gì? Làm thế nào để tiến hành phân tích ma trận SWOT? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết sau để hiểu rõ nhé!
SWOT là một kỹ thuật phân tích môi trường bên trong và bên ngoài của một tổ chức thông qua việc xác định và đánh giá điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và mối đe dọa (Threats) của tổ chức. Phân tích ma trận SWOT bao gồm việc chắt lọc các phát hiện của đánh giá nội bộ và bên ngoài nhằm thu hút sự chú ý, từ góc độ chiến lược, đến các điểm mạnh và điểm yếu quan trọng của tổ chức cũng như các cơ hội và mối đe dọa mà tổ chức phải đối mặt (Kotler và Armstrong, 2011).
Nói một cách dễ hiểu, điểm mạnh và điểm yếu xuất phát từ các yếu tố nội tại của doanh nghiệp còn cơ hội và các mối đe dọa là những nhân tố bên ngoài tác động đến doanh nghiệp. Thông qua khung lý thuyết của ma trận SWOT, chúng ta có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế và hướng đi cho tổ chức, công ty cũng như phân tích các đề xuất kinh doanh hay các ý tưởng liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp.
Khái niệm ma trận SWOT là gì?
Trong chúng ta, có rất nhiều người đã từng sử dụng phân tích SWOT, thế nhưng người đưa ra lý thuyết này thì hẳn không phải ai cũng biết.
Phân tích ma trận SWOT được phát minh vào những năm 1960 bởi một nhà tư vấn quản lý và kinh doanh người Mỹ - Albert Humphrey. Trong quá trình làm việc tại Viện Nghiên cứu Stanford (1960 - 1970), ông đã đưa ra một phương pháp lập kế hoạch theo nhóm được đặt tên là phân tích SOFT.
Cụ thể, trước đây việc lập kế hoạch doanh nghiệp đã không đạt được nhiều thành công. Các công ty nằm trong danh sách Fortune 500 cần một cách lập kế hoạch dài hạn có thể thực thi và hợp lý. Humphrey và nhóm nghiên cứu của ông đã đề xuất mô hình SWOT nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân các công ty thất bại trong việc thực hiện các kế hoạch đề ra, đồng thời mang lại tính trách nhiệm và tính khách quan cho quá trình lập kế hoạch, củng cố chiến lược kinh doanh bằng cách đánh giá tất cả các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, cũng như các cơ hội và mối đe dọa trong thị trường.
Ban đầu, mô hình phân tích này được gọi là SOFT bao gồm: Satisfactory (điều hài lòng), Opportunities (Cơ hội), Fault (sai lầm), và Threats (nguy cơ). Khi trình bày mô hình này tại Thụy Sĩ vào năm 1964, nhóm nghiên cứu đã đổi chữ F thành chữ W và SOFT được đổi thành SWOT. Năm 1966, mô hình này lần đầu tiên được thử nghiện tại công ty Erie Technological corp.
Sự phổ biến rộng rãi của phân tích SWOT xuất hiện vào những năm 1980 sau khi kỹ thuật này thu hút được sự chú ý đáng kể từ Michael Porter của Harvard và Henry Mintzberg của Đại học McGill trong các văn bản kinh doanh của họ.
Đến năm 2004, mô hình này đã được phát triển đầy đủ và chứng minh được khả năng giải quyết các vấn đề trong việc xác lập và thống nhất các mục tiêu mang tính thực tiễn của doanh nghiệp mà không cần tìm đến các cố vấn bên ngoài.
Phân tích ma trận SWOT là một trong các bước cần thiết để hình thànhchiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp, tổ chức. Điều này sẽ cung cấp các thông tin hữu ích cho việc kết nối các nguồn lực và khả năng của doanh nghiệp với môi trường cạnh tranh mà doanh nghiệp đó hoạt động. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ hình thành và lựa chọn chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Ma trận SWOT có ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong việc hình thành các chiến lược kinh doanh nội địa cũng như các chiến lược kinh doanh quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Thông qua ma trận SWOT, doanh nghiệp sẽ có những gợi ý về các giải pháp chiến lược hiệu quả.
Vai trò của ma trận SWOT là gì?
Một ưu điểm nổi bật của việc tiến hành phân tích ma trận SWOT là nó không tốn hoặc tốn rất ít chi phí để thực hiện. Bất kỳ ai hiểu rõ doanh nghiệp đều có thể thực hiện phân tích SWOT.
Doanh nghiệp có thể sử dụng phân tích ma trận SWOT khi doanh nghiệp không có nhiều thời gian để giải quyết một tình huống phức tạp. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp có thể thực hiện các bước để cải thiện hoạt động kinh doanh của mình mà không cần đến chuyên gia tư vấn bên ngoài hoặc cố vấn kinh doanh.
Một ưu điểm khác của phân tích SWOT là nó tập trung vào các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sử dụng SWOT, doanh nghiệp có thể:
Ma trận SWOT chỉ đưa ra các phác họa mang tính định hướng cho chiến lược của doanh nghiệp tức là ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành chiến lược. Độ chính xác của việc phân tích này còn phụ thuộc vào khả năng phán đoán và sự gắn kết các yếu tố trong và ngoài doanh nghiệp của người phân tích.
Kỹ thuật phân tích SWOT chỉ giúp doanh nghiệp đề ra các phương án chiến lược mang tính khả thi nhưng không giúp doanh nghiệp lựa chọn hay quyết định chiến lược nào là tối ưu nhất. Không phải các chiến lược đề ra trong ma trận SWOT đều được áp dụng trong thực tế kinh doanh.
Hạn chế của phân tích ma trận SWOT đến từ:
Ưu - nhược điểm của phân tích ma trận SWOT là gì?
Bài viết liên quan:
➣ Mẫu đề tài & đề cương chi tiết Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh 2021
Việc phân tích SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận gồm 2 hàng 2 cột, chia làm 4 phần bao gồm:
Strengths (điểm mạnh): Để xác định điểm mạnh của doanh nghiệp cần phải xem xét vấn đề trên phương diện của doanh nghiệp và các doanh nghiệp cạnh tranh khác. Các ưu thế thường được hình thành trên cơ sở so sánh với đối thủ cạnh tranh. Cần đặt các câu hỏi như: Lợi thế của mình là gì? Khía cạnh nào doanh nghiệp đang làm tốt? Nguồn lực cần hoặc có thể sử dụng là gì?,… để giúp doanh nghiệp xác định rõ ràng thế mạnh của mình. Các điểm mạnh mà công ty đã có cần phải được duy trì, sử dụng chúng để làm đòn bẩy phát triển công ty hơn nữa.
Weaknesses (Điểm yếu): Điểm yếu cũng là những tác nhân đến từ bên trong của doanh nghiệp như các điểm tiêu cực hoặc khó khăn cản trở doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra. Doanh nghiệp có thể đặt các câu hỏi như: Công việc nào mà doanh nghiệp còn nhiều yếu kém? Cần làm gì để cải thiện tình hình? Các tác nhân này phải được xem xét trên cơ sở bên trong và bên ngoài, đối mặt với thực tế để đánh giá khách quan nhất. Có như vậy, doanh nghiệp mới nhận ra các điểm yếu cần sửa chữa, thay thế hoặc khắc phục để hoàn thiện doanh nghiệp.
Opportunities (Cơ hội): Cơ hội thường là các tác nhân bên ngoài doanh nghiệp mang tính tích cực, hỗ trợ doanh nghiệp đạt được mục tiêu một cách thuận lợi hơn. Cơ hội thường xuất phát từ những thay đổi về công nghệ hoặc thị trường, sự thay đổi trong chính sách của nhà nước có liên quan đến lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động,…Để nhận biết các cơ hội, doanh nghiệp hãy rà soát lại các ưu thế hoặc yếu điểm của mình và tự hỏi có thể dựa vào các ưu thế đó để mở ra các cơ hội mới hay không. Đối với các cơ hội, doanh nghiệp cần tận dụng, ưu tiên nắm bắt kịp thời để xây dựng và phát triển một cách tối ưu.
Threats (mối đe dọa/ thách thức): Thách thức cũng đến từ các tác nhân bên ngoài, mang tính tiêu cực và gây khó khăn cản trở doanh nghiệp đạt được mục tiêu. Doanh nghiệp cần đặt ra các câu hỏi như: Doanh nghiệp đang đối mặt với những trở ngại nào? Đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Những thay đổi về công nghệ có ảnh hưởng gì đến công ty? Có vấn đề gì liên quan đến tài chính của công ty hay không? Việc phân tích các thách thức mà doanh nghiệp đang đối mặt sẽ giúp nhà quản lý tìm ra các việc phải làm và biến các yếu điểm thành triển vọng phát triển trong tương lai. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần đưa các nguy cơ này vào kế hoạch để tìm các phương án phòng bị, giải quyết và quản lý rủi ro.
Phân tích ma trận SWOT của Apple
Apple, Inc. là một trong những tập đoàn thành công nhất trên thế giới. Họ đã và đang cung cấp các sản phẩm công nghệ tiên tiến, hiện đại và các dịch vụ phần mềm đặc biệt. Apple có trụ sở chính tại Cupertino, California và được thành lập bởi Steve Jobs. Tim Cook là Giám đốc điều hành hiện tại của công ty. Dưới đây là phân tích chi tiết về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa của Apple.
Ví dụ về phân tích ma trận SWOT của Apple
Việc áp dụng ma trận SWOT vào việc phân tích tình hình hoạt động và kinh doanh của công ty sẽ giúp các nhà quản trị nhìn nhận các vấn đề liên quan một cách khách quan và thực tế từ đó đề ra các chiến lược hoặc kế hoạch phát triển phù hợp. Hy vọng những thông tin xoay quanh khái niệm ma trận SWOT là gì đề cập trong bài viết này đã giúp các bạn hiểu hơn về mô hình ma trận SWOT và áp dụng chúng trong kinh doanh, phát triển tổ chức một cách hiệu quả.
Đánh giá
Mời bạn để lại bình luận hoặc câu hỏi
Người gửi / điện thoại
Nhận viết thuê tiểu luận tất cả các chuyên ngành: Kinh tế, QTKD, Marketing, Tài chính - Ngân hàng, Du lịch, Ngôn ngữ...
Nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, cao học, MBA, luận án tiến sĩ, làm luận văn tốt nghiệp thuê các chuyên ngành kinh tế, tài chính…
Nhận viết bài luận tiếng anh, assignment, dissertation, essay… làm luận văn tiếng anh thuê, cam kết đạt điểm cao...
Dịch vụ hỗ trợ số liệu luận văn: phân tích định lượng kinh tế, phân tích dữ liệu định lượng, nhận chạy Eview, SPSS, STATA…
Việc thuê viết luận văn thạc sĩ, tiến sĩ hiện nay được khá nhiều các học viên lựa chọn. Tuy nhiên đi kèm với nó cũng có những lợi ích và rủi ro nhất định. Cùng tìm hiểu lợi ích và bất lợi của loại hình dịch vụ này qua bài viết
Θ Tiếp nhận thông tin
Θ Gửi báo giá luận văn
Θ Tiến hành viết bài
Θ Chỉnh sửa theo yêu cầu
Θ Hoàn thiện đề tài
TRUNG TÂM TƯ VẤN HỌC THUẬT & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN - LUẬN VĂN 123
Điện thoại: 0989 546 803 | Email: hotrohocvien123@gmail.com
Trụ sở chính: Tòa nhà Centec Tower, 72 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh Đà Nẵng: Tòa Nhà Petrolimex, 122 Đường 2/9, Phường Bình Thuận, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
Chi nhánh Hà Nội: Center Building - Hapulico Conplex, 85 Vũ Trọng Phụng, Quận Thanh Xuân, Hà Nội