logo1234567

  HOT LINE
0989.546.803

Mindmap là gì? Thiết kế mind map cho mô hình nghiên cứu

Mindmap là một trong những phương pháp giúp bạn tối ưu hóa khả năng ghi chép, thu thập và xử lý thông tin một cách nhanh chóng. Vậy mindmap là gì? Làm sao để thiết kế mind map cho mô hình nghiên cứu?

Khái niệm về sơ đồ tư duy mindmap (mind mapping) là gì?

Mindmap là gì?

Mindmap (sơ đồ tư duy) là một phương pháp ghi chép tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của não bộ để ghi nhớ tốt hơn. Nó hỗ trợ tăng cường tư duy nắm bắt, liên kết và giải quyết vấn đề hiệu quả. Mindmap có thể sử dụng cho bất kỳ công việc tư duy, học tập hay nghiên cứu một vấn đề nào đó.

Phương pháp này khai thác khả năng ghi nhớ và liên kết các dữ liệu bằng cách sử dụng màu sắc, những keywords ngắn gọn. Tổng thể vấn đề được chỉ ra dưới dạng 1 hình vẽ, trong đó các đối tượng được liên hệ với nhau bằng những đường nối theo một bộ quy tắc đơn giản và dễ hiểu. Mindmap sẽ giúp xây dựng một bức tranh tổng quát, cô đọng thông tin sao cho dễ nhớ nhất và dễ đọc lại nhất.

so_do_mindmap_la_gi_luanvan123
Sơ đồ mind map là gì?

Trong mindmap có 2 yếu tố chính là:

  • Điểm trung tâm: là điểm nằm ở trung tâm sơ đồ thể hiện vấn đề chính mà bạn đang nghiên cứu, tìm hiểu. Đây là điểm nút để các “nhánh” tỏa ra khắp nơi.
  • Nhánh: Là những đường nối điểm trung tâm đến các ý nhỏ hơn. Từ các nhánh lớn, có thể thiết lập trỏ ra nhiều nhánh nhỏ hơn để làm rõ nội dung của các đường nhánh lớn.

Ưu điểm của việc sử dụng mindmap

Điểm cộng lớn nhất của sơ đồ tư duy mindmap là giúp con nâng cao khả năng sáng tạo và nâng cao hiệu quả làm việc tức thời. Nó giúp cho việc hệ thống hóa kiến thức và ghi nhớ tốt hơn.

Mindmap giúp bạn xác định được những nội dung trọng tâm của vấn đề, những ý chính giúp bạn nắm bắt thông tin ngắn gọn và chính xác. Từ đó giúp bạn tiết kiệm thời gian để đi đúng vào trọng tâm vấn đề cũng như giúp não bộ thu nạp kiến thức nhanh hơn.

Có nên áp dụng mind map vào nghiên cứu? 

Để xây dựng được một mô hình nghiên cứu hoàn chỉnh thì bạn phải thực hiện rất nhiều giai đoạn phức tạp như: đọc hiểu tài liệu thứ cấp, xác định đề tài, tìm hiểu các mô hình nghiên cứu liên quan, lập mô hình nghiên cứu cho riêng mình, tiến hành khảo sát và phân tích kết quả, viết báo cáo...

Với khối lượng công việc khá lớn thì bạn cần phải một cái nhìn tổng quan về nghiên cứu cũng như xác định phương hướng nghiên cứu rõ ràng để không bị lan man. Mindmap sẽ là một “cứu tinh” vô cùng tuyệt vời dành cho bạn:

  • Bằng cách vận dụng mindmap, bạn sẽ dễ dàng hình thành ý tưởng trong nghiên cứu. Các đầu mục công việc được liên kết với nhau theo tuần tự cụ thể thông qua các điểm nút và đường nhánh trong mindmap. Qua đó, bạn sẽ dễ dàng xác định được thứ tự thực hiện các công việc sao cho khoa học và hiệu quả.
  • Chúng ta chỉ có 24h/ ngày và 8 tiếng để làm việc. Làm sao để hoàn thành tốt việc nghiên cứu trong một khoảng thời gian có hạn? Sơ đồ tư duy mind map sẽ hỗ trợ bạn phân chia và liên kết các công việc lại với nhau, sắp xếp chúng trong khoảng thời gian cố định và khoa học.
  • Đặc biệt, khi bạn chuẩn bị thuyết trình về mô hình nghiên cứu thì mindmap sẽ giúp bạn ghi nhớ và trình bày tốt hơn. Mindmap sẽ kích thích khả năng diễn đạt và tái hiện thông tin tốt hơn khi thuyết trình. Khi có câu hỏi đặt ra trong lúc thuyết trình, mindmap sẽ giúp tìm ra ngay vị trí thông tin bạn cần.

Cách thiết kế mind map cho mô hình nghiên cứu

ve_so_do_mindmap_luanvan123
Hướng dẫn thiết kế sơ đồ mindmap

Quy tắc chung cho việc tạo mindmap là suy nghĩ về vấn đề cần nghiên cứu, mường tượng, tổng hợp, liên kết và chọn lọc thông tin. Để thiết kế mindmap cho mô hình nghiên cứu, bạn cần thực hiện theo các bước cơ bản sau:

Bước 1: Xác định ý bao hàm khái quát chung của mindmap là đề cập đến vấn đề gì? Đối tượng nghiên cứu là ai? Hãy cùng trung trung tâm tờ giấy để biểu diễn những keyword này.

Bước 2: Bạn phân tích các biến nghiên cứu và xác định những ý chính để đi sâu hơn vào đối tượng chính. Từ đó, khai triển ra các nhánh thông tin cần thiết. Có nhiều các để biểu thị thông tin, nhưng bạn nên dùng xen kẽ các màu sắc khác nhau và chèn thêm những hình vẽ ngộ nghĩnh... sao cho tiện với thói quen trí nhớ của mình.

Trên mỗi nhánh bạn chỉ viết một, hai keywords chính để kích thích khả năng gợi mở và liên tưởng của não bộ. Với những thông tin ngắn gọn, khi đọc lại thì não của bạn sẽ tăng khả năng làm việc để kết thông tin và thúc đẩy khả năng ghi nhớ ngày càng nâng cao. 

Bước 3: Sử dụng những đường có mũi tên để thể hiện mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu với nhau. Thay vì sử dụng mũi tên thẳng thì bạn có thể tự do sử dụng những hình dạng khác nhau để tránh tạo sự tẻ nhạt cho sơ đồ.

Trên đây là những thông tin giới thiệu về mindmap là gì và cách sử dụng mindmap trong quá trình nghiên cứu. Hy vọng bạn sẽ ứng dụng một cách khoa học và hiệu quả vào mô hình nghiên cứu của mình. Nếu trong quá trình thiết kế mindmap bạn gặp bất kỳ khó khăn nào, hãy liên hệ với Luận Văn 123 để được hỗ trợ nhé. Chúc các bạn thành công!

Đánh giá

Mời bạn để lại bình luận hoặc câu hỏi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

  Θ Tiếp nhận thông tin

  Θ Gửi báo giá luận văn

  Θ Tiến hành viết bài

  Θ Chỉnh sửa theo yêu cầu

  Θ Hoàn thiện đề tài

Bạn có thể quan tâm
  • Cơ Sở Lý Luận Về Cạnh Tranh Không Lành Mạnh

    Bên cạnh các hoạt động cạnh tranh lành mạnh, tôn trọng lẫn nhau vẫn tồn tại không ít doanh nghiệp có xu hướng cạnh tranh không lành mạnh gây ảnh hưởng xấu đến đối thủ, đôi khi là đối với người tiêu dùng. Vậy cạnh tranh không lành mạnh là gì?
  • Quản lý nhà nước là gì? Đặc điểm của quản lý nhà nước

    Cùng với sự xuất hiện của Nhà nước, khái niệm quản lý nhà nước cũng đã được hình thành. Hoạt động quản lý nhà nước bao gồm hoạt động lập pháp của cơ quan lập pháp, hoạt động hành pháp của Chính phủ và hoạt động tư pháp của cơ quan tư pháp.
  • Vốn FDI là gì? Thực trạng và các giải pháp thu hút vốn FDI vào Việt Nam

    Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là gì? Đặc điểm, vài trò của FDI đối với các quốc gia và Việt Nam nói riêng như thế nào? Thực trạng và các giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ được đề cập trong bài viết này!
  • Hướng dẫn cách viết sáng kiến kinh nghiệm & Một số lưu ý

    Sáng kiến kinh nghiệm là gì? Làm thế nào để viết sáng kiến kinh nghiệm hay và những yêu cầu (nội dung, hình thức) đối với một bài sáng kiến kinh nghiệm là gì? Tất cả sẽ được đề cập trong bài viết này. Tham khảo ngay
  • Đa cộng tuyến: Định nghĩa, nguyên nhân và cách khắc phục

    Đa cộng tuyến là một hiện tượng thường gặp trong thống kê, và đôi khi có ảnh hưởng đến kết quả của thống kê. Vậy đa cộng tuyến là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục nó như thế nào? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
  • Cronbach Alpha là gì? Cách chạy Cronbach Alpha trong SPSS

    Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach's Alpha là một bước quan trọng trong phân tích định lượng. Thế những liệu bạn đã hiểu tường tận về bản chất, khái niệm, mục đích và cách chạy Cronbach Alpha trong SPSS như thế nào chưa? Nếu vẫn chưa, đừng bỏ lỡ bài viết này!

TRUNG TÂM TƯ VẤN HỌC THUẬT & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN - LUẬN VĂN 123

Điện thoại: 0989 546 803 | Email: hotrohocvien123@gmail.com

Trụ sở chính: Tòa nhà Centec Tower, 72 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh 

Chi nhánh Đà Nẵng: Tòa Nhà Petrolimex, 122 Đường 2/9, Phường Bình Thuận, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng

Chi nhánh Hà Nội: Center Building - Hapulico Conplex, 85 Vũ Trọng Phụng, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

 
DMCA.com Protection Status