logo1234567

  HOT LINE
0989.546.803

Quản lý nhà nước là gì? Đặc điểm của quản lý nhà nước

Quản lý nhà nước được xem là một trong những vấn đề quan trọng của bất kỳ một quốc gia nào. Vậy quản lý nhà nước là gì? Quản lý nhà nước có những đặc điểm và vai trò như thế nào? hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm quản lý nhà nước

Khái niệm quản lý

Quản lý là khái niệm xuất phát từ rất lâu trong lịch sử, bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác trong quá trình lao động, sản xuất khi có sự tham gia của nhiều người nhằm hoàn thành mục tiêu chung. Quản lý diễn ra ở mọi tổ chức, từ đơn giản đến phức tạp, quy mô nhỏ đến quy mô lớn. 

Một cách khái quát, quản lý là các hoạt động có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý lên một đối tượng quản lý cụ thể nhằm mục đích duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng quản lý theo những mục tiêu đã định. Các yếu tố trong quản lý bao gồm:

  • Chủ thể quản lý: Là cá nhân hoặc tổ chức có nhiệm vụ tạo ra các tác động quản lý
  • Khách thể quản lý: Là các quá trình xã hội và hành vi của con người chịu sự tác động của chủ thể quản lý
  • Đối tượng quản lý: Là cá nhân, tổ chức chịu sự tác động của chủ thể quản lý
  • Mục tiêu quản lý: Là kết quả mong muốn đạt được ở một mốc thời gian nhất định do chủ thể quản lý định trước

Quản lý nhà nước là gì?

Cùng với sự xuất hiện của Nhà nước, khái niệm quản lý nhà nước cũng đã được hình thành. Hoạt động quản lý nhà nước bao gồm hoạt động lập pháp của cơ quan lập pháp, hoạt động hành pháp của Chính phủ và hoạt động tư pháp của cơ quan tư pháp. Quản lý toàn xã hội mang tính chất quyền lực của nhà nước, áp dụng quyền lực thông qua pháp luật Nhà nước để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, các hành vi của con người trên mọi phương diện đời sống giúp cho xã hội được duy trì, phát triển một cách trật tự và thích hợp để từ đó các nhiệm vụ của nhà nước được thực hiện một cách đảm bảo hơn. 

Quản lý nhà nước có thể được thay đổi phụ thuộc vào chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ qua từng giai đoạn lịch sử.

quan_ly_nha_nuoc_la_gi_luanvan123
Quản lý nhà nước là gì?

Có thể bạn quan tâm:

List đề tài luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về kinh tế hay nhất 2020

Đặc điểm của quản lý nhà nước

Quản lý nhà nước mang những đặc điểm riêng biệt, cụ thể như sau: 

Thứ nhất, quản lý nhà nước là những hoạt động dựa trên pháp luật và quyền lực của nhà nước: tính quyền lực của nhà nước được xem là yếu tố nhằm giúp chúng ta phân biệt được quản lý nhà nước cũng như các hoạt động quản lý mang tính xã hội khác. Quyền lực của nhà nước được thể hiện rõ ràng nhất thông qua các văn bản hành chính, các văn bản này thể hiện được những ý chí và quyết tâm của người quản lý nhà nước.

Thứ hai, quản lý hành chính nhà nước được thực hiện bởi những người có quyền hạn, theo như những quy định mà nhà nước đã ban hành thì chủ thể của quản lý nhà nước ở Việt Nam là những cơ quan và công chức hành chính nhà nước, người đứng đầu cơ quan nhà nước, vậy nên, đối tượng của cơ quan quản lý nhà nước là các mối quan hệ phát sinh trong xã hội, liên quan đến đời sống của người dân, pháp luật và các cơ quan nhà nước.

Thứ ba, quản lý  nhà nước là những hoạt động điều hành và chấp hành của nhà nước: Việc điều hành và chấp hành được xem là hai yếu tố then chốt giúp cho hoạt động quản lý nhà nước được diễn ra suôn sẻ hơn, tính chấp hành được thực hiện thông qua việc các văn bản mà nhà nước ban hành được chấp thuận và áp dụng vào trong thực tế, còn tính điều hành thì được thể hiện thông qua những quyết định, tổ chức và chỉ đạo các người quản lý theo một hệ thống giúp cho các văn bản được áp dụng vào đời sống một cách dễ dàng hơn.

Vai trò của quản lý nhà nước là gì?

  • Quản lý nhà nước giúp thực hiện và nâng cao được quyền tự do, làm chủ của người dân: quyền làm chủ của người dân là yếu tố cốt lõi để tạo nên hiệu lực của những văn bản quản lý nhà nước, hòa hợp giữa nhà nước và nhân dân khi dân có quyền làm chủ, tham gia vào các công cuộc xây dựng đất nước, bầu cử,...
  • Quản lý nhà nước giúp xây dựng kinh tế vững mạnh: đây là vai trò mang tính chất quan trọng của mỗi một quốc gia, nếu như vai trò này được thực hiện tốt thì sẽ tạo tiền đề vững chắc để có thể thực hiện những chức năng khác
  • Giúp quản lý hoạt động khoa học, công nghệ, y tế, văn hóa, giáo dục...: đây là những nguồn lực có tính liên kết đối với con người và phát triển đất nước. Chính vì vậy, phải đảm bảo rằng việc giữ gìn những nét truyền thống và phát huy những tinh hoa một cách có chọn lọc
  • Ngoài ra, quản lý nhà nước còn đóng những vai trò lớn như bảo vệ quyền và lợi ích của người dân, xây dựng quốc phòng vững chắc, bảo vệ chủ quyền và độc lập cho dân tộc.

Các phương pháp của quản lý nhà nước

Phương pháp thuyết phục

Thuyết phục là một trong những phương pháp quản lý được thể hiện thông qua các hoạt động giải thích, khuyến khích, động viên,...để giúp cho đối tượng được quản lý tuân thủ những hoạt động quản lý nhà nước, chính vì vậy mà mối liên kết giữa các cơ quan quản lý với người dân là yếu tố then chốt để có thể thực hiện được phương pháp thuyết phục

Phương pháp cưỡng chế nhà nước 

Phương pháp cưỡng chế là việc sử dụng bạo lực của cơ quan có thẩm quyền đối với cá nhân hay tổ chức về cả vật chất và tinh thần để bắt buộc cá nhân đó phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật, phương pháp cưỡng chế đóng một vai trò rất quan trọng đối với hoạt động quản lý nhà nước, nếu không có phương pháp cưỡng chế thì những kỷ luật sẽ không được nghiêm túc thực hiện, làm tăng các tệ nạn xã hội.

Phương pháp kinh tế 

Đây được xem là phương pháp sử dụng những đòn bẩy kinh tế để động viên các cá nhân, tổ chức tích cực tham gia lao động, sản xuất để có thể đem lại nhiều lợi ích cho cả người dân và nhà nước.

Bạn đang gặp khó khăn với bài luận văn của mình? Bạn đắn đo liệu có nên sử dụng DỊCH VỤ VIẾT THUÊ LUẬN VĂN hay không? Tham khảo ngay bài viết: Lợi ích & rủi ro khi sử dụng dịch vụ viết thuê luận văn

Thực trạng quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay, bên cạnh việc phát triển nền kinh tế ngày càng vững mạnh thì Việt Nam đã ra sức áp dụng các biện pháp quản lý nhà nước để cho cuộc sống nhân dân được bình ổn, nhà nước phát triển cụ thể như nhà nước ta đã nâng cao các chất lượng, công tác quản lý, ban hành những văn bản pháp luật mang tính thống nhất và phù hợp. Ngoài ra, sắp xếp và phân chia lại bộ máy nhà nước, giao các quyền hạn cụ thể cho các quản lý, thực hiện thống nhất quy trình quản lý nhà nước để nâng cao tính chặt chẽ. 

Tuy nhiên, ở một góc độ khác thì việc quản lý và rà soát vẫn chưa được tiến hành một cách nghiêm khắc, trình độ và trách nhiệm làm việc  của một số cán bộ còn hạn chế, các kỷ luật vẫn chưa thực hiện nghiêm túc, còn tình trạng đi cửa sau,...

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Cải cách, nâng cao, huấn luyện lại những đội ngũ cán bộ, công chức, tăng cường rà soát và chỉ đạo, xử lý các trường hợp vi phạm một cách nghiêm túc, quyết liệt, đảm bảo các hoạt động được diễn ra một cách minh bạch, rõ ràng, không gian lận

Áp dụng các biện pháp công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà nước để dễ dàng phát hiện và có cách quản lý chặt chẽ và sát xao nhất có thể.

Thường xuyên kiểm tra công tác của những cán bộ, hiệu suất và trách nhiệm  làm việc, để có những chế độ khen thưởng và xử phạt kịp thời, hạn chế thấp nhất những rủi ro xảy ra, đồng thời còn tuyên dương nâng cao tinh thần và trách nhiệm làm việc 

Trên đây là một số thông tin về quản lý nhà nước là gì, các phương pháp của quản lý nhà nước, thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước tại Việt Nam. Hy vọng sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho các bạn. 

Đánh giá

Mời bạn để lại bình luận hoặc câu hỏi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

  Θ Tiếp nhận thông tin

  Θ Gửi báo giá luận văn

  Θ Tiến hành viết bài

  Θ Chỉnh sửa theo yêu cầu

  Θ Hoàn thiện đề tài

Bạn có thể quan tâm
  • Cơ Sở Lý Luận Về Cạnh Tranh Không Lành Mạnh

    Bên cạnh các hoạt động cạnh tranh lành mạnh, tôn trọng lẫn nhau vẫn tồn tại không ít doanh nghiệp có xu hướng cạnh tranh không lành mạnh gây ảnh hưởng xấu đến đối thủ, đôi khi là đối với người tiêu dùng. Vậy cạnh tranh không lành mạnh là gì?
  • Vốn FDI là gì? Thực trạng và các giải pháp thu hút vốn FDI vào Việt Nam

    Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là gì? Đặc điểm, vài trò của FDI đối với các quốc gia và Việt Nam nói riêng như thế nào? Thực trạng và các giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ được đề cập trong bài viết này!
  • Hướng dẫn cách viết sáng kiến kinh nghiệm & Một số lưu ý

    Sáng kiến kinh nghiệm là gì? Làm thế nào để viết sáng kiến kinh nghiệm hay và những yêu cầu (nội dung, hình thức) đối với một bài sáng kiến kinh nghiệm là gì? Tất cả sẽ được đề cập trong bài viết này. Tham khảo ngay
  • Đa cộng tuyến: Định nghĩa, nguyên nhân và cách khắc phục

    Đa cộng tuyến là một hiện tượng thường gặp trong thống kê, và đôi khi có ảnh hưởng đến kết quả của thống kê. Vậy đa cộng tuyến là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục nó như thế nào? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
  • Cronbach Alpha là gì? Cách chạy Cronbach Alpha trong SPSS

    Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach's Alpha là một bước quan trọng trong phân tích định lượng. Thế những liệu bạn đã hiểu tường tận về bản chất, khái niệm, mục đích và cách chạy Cronbach Alpha trong SPSS như thế nào chưa? Nếu vẫn chưa, đừng bỏ lỡ bài viết này!
  • Kiểm định T Test là gì? Thực hành 3 Loại kiểm định T Test trong SPSS 

    Trong thống kê, T Test là một phương pháp so sánh thông qua kiểm định số liệu, hỗ trợ các nhà nghiên cứu khoa học đưa ra những kết luận có giá trị. Để tìm hiểu sâu hơn chúng ta cùng tìm hiểu kiểm định T Test là gì?

TRUNG TÂM TƯ VẤN HỌC THUẬT & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN - LUẬN VĂN 123

Điện thoại: 0989 546 803 | Email: hotrohocvien123@gmail.com

Trụ sở chính: Tòa nhà Centec Tower, 72 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh 

Chi nhánh Đà Nẵng: Tòa Nhà Petrolimex, 122 Đường 2/9, Phường Bình Thuận, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng

Chi nhánh Hà Nội: Center Building - Hapulico Conplex, 85 Vũ Trọng Phụng, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

 
DMCA.com Protection Status