logo1234567

  HOT LINE
0989.546.803

Luận Văn Thạc Sĩ Luật - Bí Quyết Để Có 1 Luận Văn Điểm Cao

Trong chương trình học cao học luật thì luận văn tốt nghiệp là khó nhất và tốn nhiều thời gian nhất. Để hoàn thành luận văn thạc sĩ, đòi hỏi học viên phải nghiên cứu thật kỹ các tài liệu cũng như sở trường, sở thích của bản thân để chọn được một tên đề tài phù hợp.

Kinh nghiệm chọn tên đề tài luận văn thạc sĩ luật:

Nên dựa vào các yếu tố sau:

- Môn học yêu thích & thế mạnh bản thân: các bạn phải biết được trong quá trình học mình thấy hứng thú với môn nào nhất và có khả năng tiếp thu tốt môn nào nhất. Từ đó các bạn có thể chọn tên đề tài theo môn học thế mạnh để dễ dang nghiên cứu về sau.

- Nhu cầu công việc: Ngoài thế mạnh môn học thì nhu cầu về công việc hiện tại hoặc tương lai của bạn liên quan đến lĩnh vực nào nhiều hơn thì bạn nên chọn đề tài luận văn theo hướng đó. Dù gì cũng cần phải đầu tư công sức cho luận văn thì sẽ có ích rất nhiều cho công việc của bạn. Một công đôi việc phải không nào? :)

- Chọn theo Giảng viên hướng dẫn: tôi tin chắc rằng trong quá trình học bạn sẽ nhận ra được GVHD nào dễ tính và nhiệt tình nhất, hoặc là GVHD nào thân với bạn nhất. Bạn nhờ GVHD đó gợi ý giúp bạn một đề tài nào đấy mà họ sẽ hướng dẫn bạn. Còn gì tuyệt vời hơi như thế phải không nảo? :)

- Sử dụng dịch vụ viết thuê luận văn: nếu sau tất cả bạn vẫn chưa tìm ra được giải pháp cho luận văn của mình thì lúc này bạn có thể nghĩ đến việc thuê đơn vị viết thuê luận văn làm giúp bạn. Giải pháp này sẽ rất phù hợp đối với những bạn quá bận rộn với công việc, gia đình, con cái...mặc dù hơi tốn chi phí một chút (chắc tầm khoảng 12-15 triệu). Khi thuê rồi bạn chẳng cần phải đắng đo suy nghĩ tên đề tài nữa, việc của bạn là chọn bất kỳ một tên đề tài nào đó rồi nhờ dịch vụ họ viết.

Nhưng trước khi bạn quyết định thuê dịch vụ thì bạn nên đọc qua 3 bài viết dưới đây để có hướng nhìn đa chiều cũng như kinh nghiệm được chia sẻ.

 

thue_viet_luan_vanĐể hoàn thành một luận văn thạc sĩ luật cần đầu tư thật nhiều thời gian

1. Những kiểu đề tài luận văn thạc sĩ luật nên tránh

1.1. Đề tài không liên quan đến công việc của bản thân.

1.2. Đề tài không cảm thấy hứng thú ngay từ đầu.

1.3. Đề tài có phạm vi quá lớn.

Ví dụ như: Hoàn thiện pháp luật hợp đồng, Luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, Hoàn thiện luật công ty, Xây dựng pháp luật cho thị trường chứng khoán, thị trường nhà đất, Xây dựng luật an sinh xã hội....

1.4. Đề tài quá cũ, cách tiếp cận quá cũ

Ví dụ như:

- Quản lí nội bộ CTCP,

- Địa vị pháp lý của Tổng công ty,

- Pháp luật về cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước,

- Hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật thương mại.

1.5. Đề tài quá mới mẻ (vấn đề mới, cách tiếp cận quá mới, ...)

1.6. Đề tài có nguy cơ không hợp với chuyên ngành luật

- Xử lí phạt vi phạm luật lao động (lạc đề với hành chính)

- Quản lí nhà nước về doanh nghiệp (lạc đề với hành chính)

- Văn hóa kinh doanh (lạc đề với lí luận chung)

- Cơ cấu tổ chức UBCK... (lạc với hành chính, hiến pháp)

- Tự do kinh doanh thương mại(lạc đề với lí luận chung)

2. Hợp đồng, thương mại

2.1. Nói chung về luật hợp đồng

- Can thiệp điều chỉnh thông tin bất cân xứng.

- Xác lập quan hệ hợp đồng, tự do ý chí, bày tỏ ý chí, nhầm lẫn, hợp đồng vô hiệu tương đối và tuyệt đối

- Thực hiện hợp đồng (tự nguyện, can thiệp): so sánh với khu vực: WB, Removing Obstacles for Growth, 2005 (VN hạng bét, chỉ trên Indonexia)

- Can thiệp điều chỉnh rủi ro

- Nhu cầu thống nhất, hệ thống hóa pháp luật hợp đồng ở VN

- Truyền thống hợp đồng ở VN, hợp đồng trong cổ luật

2.2. Trung gian tiêu thụ

- Nghiên cứu quan hệ ủy thác: quyền và nghĩa vụ, rủi ro, thực tiễn ủy thác xuất khẩu, tranh chấp phổ biến

- Đại lý mua bán hàng hóa: quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đại lí, nhất là các đại lí phổ biến như hàng không, đại lí tiêu thụ, đại lí xăng dầu

- Môi giới: địa vị pháp lí, nhu cầu điều chỉnh người môi giới nhà đất, môi giới dịch vụ, nhất là dịch vụ hàng hải, hàng không

- Nghiên cứu địa vị pháp lí của người đại diện thương mại

2.3. Mua bán

- Tìm hiểu so sánh UCC, Article 2 (Sale) và LTM 2005

- Mua bán ngoại thương: thực tiễn từ những bài học của thương nhân VN và kiến nghị thay đổi nhận thức, thay đổi luật

- Tìm hiểu so sánh Unidroit Principles 2004, CISG 1980 và LTM 2005

- Hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu (bị tuyên khá nhiều do PL HĐKT 1999 => bài học rút ra cho thực thi LTM 2005)

- Các trường hợp miễn trách nhiệm do bất khả kháng, do điều kiện thay đổi

- Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa

- Nhượng quyền thương mại

- Trách nhiệm của người sản xuất => bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng => gắn liền với nghĩa vụ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, thông tin cho khách hàng

- Thực tiễn áp dụng Incoterms 2000 vào Việt Nam: kinh nghiệm, bài học

- Nghĩa vụ thanh toán, thanh toán bằng thư tín dụng: quyền và nghĩa vụ của người mua, ngân hàng mở LC và những người liên quan

- Nghiên cứu giải quyết nợ tồn động và chiếm dụng vốn, dây dưa không thực hiện hợp đồng: nguyên nhân, các cơ chế giải quyết

- Bán hàng đa cấp

2.4. Hàng không, vận tải

Đặc thù trong quan hệ hợp đồng trong dịch vụ vận tải hàng hải, hàng không: quan hệ hợp đồng, quan hệ đại lí, phân chia rủi ro trong vận tải.

2.5. Thương mại dịch vụ

- Mở cửa dịch vụ trong bối cảnh hội nhập KTQT: sức ép thay đổi pháp luật

- Nghiên cứu các dịch vụ phổ biến ở VN: dịch vụ viễn thông, dịch vụ giám định, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng: địa vị pháp lí của người cung cấp, điều kiện kinh doanh, môi trường kinh doanh, tranh chấp etc.

3. Quản trị công ty, Doanh nghiệp.

3.1. Khu vực dân doanh trong nước

- Tính chịu TNHH: sự du nhập, điều kiện thực thi, hạn chế

- Chuyển đổi từ DNTN sang công ty TNHH: thực tiễn, tranh chấp, xung đột lợi ích, cơ chế

- Chuyển nhượng vốn trong công ty TNHH: thực tế, rào cản, tranh chấp

- Gia nhập thị trường sau khi đăng kí kinh doanh: nhận diện rào cản (con dấu, mã số thuế) => tiến tới xóa bỏ, hạn chế điều kiện, giấy phép kinh doanh bất hợp lí

+ CTCP: Sự tách bạch giữa sở hữu và điều hành ở Việt Nam; nghĩa vụ của người điều hành (mẫn cán, trung thành)

+ CTCP: Quyền của cổ đông thiểu số

+ CTCP: Vi phạm LDN và sự phá vỡ tính chịu trách nhiệm hữu hạn

+ CTCP: Điều kiện niêm yết, nghĩa vụ minh bạch khi niêm yết (công khai thông tin)

+ CTCP: Tranh chấp giữa các cổ đông, tranh chấp giữa cổ đông và người quản lí công ty

+ CTCP: Vốn rủi ro (venture capital) ở Việt Nam: nhận diện, thực tiễn

+ CTCP: Mua bán chứng khoán trao tay, thị trường OTC

+ CTCP: Phát hành chứng khoán không niêm yết: nhu cầu quản lí, tranh chấp

+ CTCP: Quy định mới của LDN (thống nhất) về thành lập, vốn, etc.

3.2. Khu vực kinh tế truyền thống (classical firms)

- ĐKKD ở những lĩnh vực đặc biệt: giáo dục, y tế, ngân hàng, bảo hiểm

- Vai trò điều tiết của PL/can thiệp của nhà nước đối với khu vực kinh tế phi chính thức (kinh doanh mà không đăng kí, cá nhân/hộ kinh doanh nhỏ)

- Liên kết hợp tác xã: bản chất, quyền của xã viên, hạn chế của mô hình HTX

- Liên kết gia đình, làng nghề truyền thống (khuyến khích làng nghề, bảo hộ lợi ích các nhà đầu tư)

- Chuyển ĐKKD từ tỉnh xuống quận, thành lập 2 Phòng ĐKKD ở TP HCM: Những vấn đề cần lưu ý trong hệ thống ĐKKD hiện nay: chia sẻ thông tin

3.3. Đầu tư nước ngoài

- Quản trị trong công ty liên doanh quốc tế (vai trò của HĐQT, quyền phủ quyết của bên VN, tranh chấp trong quản trị và cơ chế giải quyết xung đột lợi ích)

- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐHTKD

- Sự cần thiết của giấy phép đầu tư (Dự luật đầu tư chung): Kinh nghiệm quốc tế đối với hạn chế/kiểm soát đầu tư nước ngoài

- Khuyến khích và bảo hộ đầu tư nước ngoài

- Xung đột lợi ích trong công ty liên doanh (chuyển giá, công ty ngoài khơi, tranh chấp định giá thương hiệu, ví dụ Daso, P/S)

- Những vụ án liên quan đến ĐTNN: Thẩm định và cấp GPĐT theo LĐT mới 2005

3.4. Quốc doanh

- Thiết chế công quản có chức năng kinh doanh: xã hội hóa, tự chủ hoạt động tài chính của báo chí, đài phát thanh

- Chuyển từ TCT sang mô hình công ty mẹ-công ty con

- Giám sát người quản lí trong DNNN (điện kế điện tử, Bảo Minh, Seaprodex, Dệt Long An etc.)

- Thành lập TCT kinh doanh, quản lí vốn nhà nước (kinh nghiệm TQ, Singapore và Việt Nam)

- Niêm yết và cổ phần hóa: vì sao phải CPH và niêm yết đồng thời

- Chuyển đổi từ công ty nhà nước sang CTCP hay CTTNHH (một thành viên)

- QSĐ trong cổ phần hóa: định giá đất, định giá thương hiệu

- Tương quan giữa quyền tự chủ kinh doanh và định hướng chính sách trong DNNN: vai trò đặc biệt của doanh nghiệp công => nghiên cứu so sánh kinh nghiệm (Đài loan, Hàn Quốc và TQ)

- Can thiệp của chủ quản (cơ chế chủ quản), đại diện chủ sở hữu etc.

3.5. Liên kết công ty

- Các tập đoàn xuyên quốc gia TNC: nhận diện, đặc trưng, cách can thiệp

- Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh, cở sở kinh doanh phụ thuộc

- Công khai tài chính của tập đoàn

- Thương hiệu tập thể, nhãn hiệu hàng hóa tập thể

- Liên kết kinh doanh Hoa Kiều, liên kết kinh doanh của người Việt

- Kinh nghiệm về tập đoàn, tài đoàn Hàn Quốc, Nhật bản

4. Luật phá sản:

4.1. Cấu trúc tòa phá sản

- Nghiên cứu so sánh thẩm quyền thụ lí việc phá sản theo PL VN và nước ngoài

- Các thiết chế thực thi luật phá sản (tòa án, quản tài viên, thi hành án)

4.2. Triết lí

- Bảo vệ quyền lợi của chủ nợ trong việc phá sản

- Phá sản ngân hàng: đặc trưng, quy trình đặc biệt, thực tế áp dụng

- Phá sản DNNN: đặc trưng, quy trình đặc biệt, thực tế áp dụng (Dệt Long An, Mía đường)

4.3. Phục hồi

- Vai trò của tòa án và quản tài viên trong thủ tục phục hồi

- Quyền và nghĩa vụ của chủ nợ và dn mắc nợ trong thủ tục phục hồi

4.4. Thanh lí tư pháp

Thủ tục thanh lí tư pháp theo Luật phá sản 2003

5.Tranh chấp hợp đồng:

5.1. Trọng tài

- Quan hệ tòa án và trọng tài

- Công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài

- Các điều kiện để trọng tài hoạt động ở VN

5.2. Phi quan phương

- Tranh chấp trong công ty mẹ con, trong công ty TNHH => thân hữu

- Tranh chấp trong liên doanh quốc tế => cơ quan nhà nước

- Tranh chấp giữa các doanh nghiệp thuộc TCT => chủ quản

- Thương lượng, hòa giải ngoài tòa

5.3. Tòa kinh tế

- So sánh tòa kinh tế VN và tòa thương mại ở các nước: nhu cầu hình thành tài phán riêng cho doanh nhân => thương nhân là hội thẩm

- Xét xử án kinh tế tại tòa án cấp huyện

- Xét xử án kinh tế tại tòa án cấp tỉnh

- Các nguyên tắc tố tụng

- Bình luận so sánh BLTTDS mới, phát hiện bất cập

- Thẩm quyền ban hành án lệ: nghiên cứu tiên phong xây dựng lí lẽ cho việc công bố, tập hợp án lệ ở VN

5.4. Hành chính hóa

- Thiết chế hành chính tham gia giải quyết tranh chấp kinh doanh

5.5. Hình sự hóa

- Nguyên nhân, biểu hiện, cách hạn chế hình sự hóa án kinh tế

- Vai trò của cảnh sát kinh tế trong giải quyết tranh chấp kinh doanh

6. Tài chính:

- Bảo đảm vốn vay cho ngân hàng

- Thanh toán quốc tế: hàng đổi hàng, L/C

- Thị trường chứng khoán

- Vốn rủi ro (venture capital)

- Thuê mua tài chính

7. Ngân hàng

- Cổ phần hóa ngân hàng thương mại quốc doanh (Vietcombank)

- Xử lí nợ xấu trong ngân hàng thương mại quốc doanh

- Thôn tính ngân hàng trong nước bởi ngân hàng nước ngoài

8. Môi trường:

- Bảo vệ đa dạng sinh học, thủy sinh, gien, và các thành tố môi trường khác

- Giải quyết tranh chấp, đền bù thiệt hại do ô nhiễm/suy thoái môi trường

- Môi trường là hàng hóa khan hiếm: các biện pháp kinh tế nhằm bảo vệ môi trường sống

- Xã hội hóa bảo vệ môi trường: rác thải, công viên, rừng

9. Đất đai:

- Nhìn nhận Luật đất đai 2003 dưới khía cạnh quyền tài sản tư của người dân

- Chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất công nghiệp: quyền tiệm cận, quyền quyết định, xung đột lợi ích

- Hiểu biết về hệ thống trước bạ và các loại sổ “đỏ, hồng, xanh”: Mục đích của trước bạ, tìm hiểu nha điền địa Pháp thuộc, thực tiễn hiện nay

- Góp QSD đất làm vốn trong liên doanh quốc tế

- Thu hồi, giải tỏa mặt bằng: Xung đột lợi ích, tranh chấp, cách giải quyết

- QSD đất trong cổ phần hóa, công ty hóa, tư nhân hóa

10. An sinh xã hội:

- Chế độ bảo hiểm ốm đau

- Xây dựng luật bảo hiểm xã hội: Thực tế, khó khăn, giải pháp

- Chế độ hưu trí

- Chế độ bảo hiểm thất nghiệp

- Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề

11. Lao động:

- Quan hệ ba bên, quyền tự lập quy của giới chủ, giới thợ

- Hiệu lực áp dụng thực tế của BLLĐ 2002

- Vai trò của công đoàn trong đình công, tranh chấp tập thể

- Hợp đồng lao động: vì sao trốn kí kết, thực tế hợp đồng vi phạm BLLĐ, hợp đồng vô hiệu, etc.

- Tranh chấp lao động cá nhân

12. Kinh tế công chuyên ngành:

- Quản lí các dự án ODA: quy trình, cơ quan quản lí, xung đột lợi ích

- Luật hàng không dân dụng: Can thiệp của nhà nước vào thị trường, điều kiện kinh doanh, an toàn, bảo vệ khách hàng etc.

- Luật dầu khí

- Cung cấp nước sạch: sự can thiệp của nhà nước, điều kiện kinh doanh

- Luật điện lực

- Luật bưu chính viễn thông

- Đấu thầu xây dựng cơ sở hạ tầng

- Đấu thầu mua sắm công cộng


13. Một số điểm cần lưu ý khi viết luận văn thạc sĩ luật

Bạn nên đọc nhiều tài liệu và tổng kết lại những ý chính, sau đó bắt đầu tự triển khai nội dung theo ngôn ngữ của bản thân, đừng bắt chước lối hành văn của người khác sẽ dễ dẫn đến tình trạng đạo văn.

Nên note lại những nguồn tài liệu đã đọc mà bạn nghĩ rằng mình sẽ sử dụng, việc làm này sẽ giúp chúng ta tiết kiệm thời gian sau này phải tìm lại nguồn tài liệu đã sử dụng trước đó.

Một lưu ý trong việc chọn GVHD đó là hãy chọn những người bạn đã từng tiếp xúc và ít nhiều hiểu được tâm tính của Thầy (Cô) đó. Những người bạn chọn để nhờ hướng dẫn viết luận văn phải là người dễ tính và nhiệt tình nhất. Không nên chọn GVHD có chức vụ cao vì thường Thầy sẽ rất bận hoặc cố gắng tỏ ra là người cương trực (mệt nhất là khoản này đấy). Bạn sẽ bị làm khó đủ điều hoặc sẽ không hướng dẫn gì cả, cứ đồng ý đại với bạn cho rồi, đến lúc ra hội đồng bạn mới vỡ lẽ rằng bài của mình chả đúng gì....

Nên dùng văn hàn lâm: tránh dùng chữ tôi, chúng tôi, ta, chúng ta; tránh dùng chữ kết luận quá chắc chắn (có cái gì trong mắt nhà khoa học là chắc chắn đâu?), nên dùng những chữ như: có thể, thường dẫn đến, hầu như, thông thường, nhiều khả năng. Nếu không bao quát hết thì nên dùng những chữ: về, một số vấn đề, bước đầu cho thấy.

Đừng đạo văn, lấy ý của ai thì trích rõ nguồn, lấy quy phạm ở đâu thì trích dẫn (khoản, điều, văn bản, ban hành ngày, ví dụ khoản 2, điều 4, Luật doanh nghiệp 1999); nên viết tắt những chữ thông dụng, ví dụ DNNN, CTCT, song tránh viết tắt tùy tiện, ví dụ TTGQPS, MHCTMCTC.. đọc rất nhức mắt.

Nên viết vào lúc yên tĩnh (sáng sớm, đêm); viết xong xếp xó vài ba ngày hoặc một tuần rồi mới nên đọc lại, nhờ bạn bè đọc hộ trước khi nộp quyển cho thầy hướng dẫn.

Đánh giá

Mời bạn để lại bình luận hoặc câu hỏi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
27-06-2019 20:53:58 Đức

Bài viết hay

Trả lời

 

  Θ Tiếp nhận thông tin

  Θ Gửi báo giá luận văn

  Θ Tiến hành viết bài

  Θ Chỉnh sửa theo yêu cầu

  Θ Hoàn thiện đề tài

Bạn có thể quan tâm
  • Cơ Sở Lý Luận Về Cạnh Tranh Không Lành Mạnh

    Bên cạnh các hoạt động cạnh tranh lành mạnh, tôn trọng lẫn nhau vẫn tồn tại không ít doanh nghiệp có xu hướng cạnh tranh không lành mạnh gây ảnh hưởng xấu đến đối thủ, đôi khi là đối với người tiêu dùng. Vậy cạnh tranh không lành mạnh là gì?
  • Quản lý nhà nước là gì? Đặc điểm của quản lý nhà nước

    Cùng với sự xuất hiện của Nhà nước, khái niệm quản lý nhà nước cũng đã được hình thành. Hoạt động quản lý nhà nước bao gồm hoạt động lập pháp của cơ quan lập pháp, hoạt động hành pháp của Chính phủ và hoạt động tư pháp của cơ quan tư pháp.
  • Vốn FDI là gì? Thực trạng và các giải pháp thu hút vốn FDI vào Việt Nam

    Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là gì? Đặc điểm, vài trò của FDI đối với các quốc gia và Việt Nam nói riêng như thế nào? Thực trạng và các giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ được đề cập trong bài viết này!
  • Hướng dẫn cách viết sáng kiến kinh nghiệm & Một số lưu ý

    Sáng kiến kinh nghiệm là gì? Làm thế nào để viết sáng kiến kinh nghiệm hay và những yêu cầu (nội dung, hình thức) đối với một bài sáng kiến kinh nghiệm là gì? Tất cả sẽ được đề cập trong bài viết này. Tham khảo ngay
  • Đa cộng tuyến: Định nghĩa, nguyên nhân và cách khắc phục

    Đa cộng tuyến là một hiện tượng thường gặp trong thống kê, và đôi khi có ảnh hưởng đến kết quả của thống kê. Vậy đa cộng tuyến là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục nó như thế nào? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
  • Cronbach Alpha là gì? Cách chạy Cronbach Alpha trong SPSS

    Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach's Alpha là một bước quan trọng trong phân tích định lượng. Thế những liệu bạn đã hiểu tường tận về bản chất, khái niệm, mục đích và cách chạy Cronbach Alpha trong SPSS như thế nào chưa? Nếu vẫn chưa, đừng bỏ lỡ bài viết này!

TRUNG TÂM TƯ VẤN HỌC THUẬT & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN - LUẬN VĂN 123

Điện thoại: 0989 546 803 | Email: hotrohocvien123@gmail.com

Trụ sở chính: Tòa nhà Centec Tower, 72 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh 

Chi nhánh Đà Nẵng: Tòa Nhà Petrolimex, 122 Đường 2/9, Phường Bình Thuận, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng

Chi nhánh Hà Nội: Center Building - Hapulico Conplex, 85 Vũ Trọng Phụng, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

 
DMCA.com Protection Status